Đơn vị hỗ trợ ứng dụng công nghệ: Viện Nghiên cứu bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố
Địa chỉ: Thôn Nha Hố 2, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
Điện thoại: 0259 3853105 Fax: 0259 3853108
Website: www.viennhaho.org.vn
Quy trình trồng măng tây
* Kỹ thuật sản xuất cây giống
- Ươm cây giống trực tiếp trên đất:
+ Chọn đất nơi cao ráo, chủ động tưới tiêu, lên luống rộng 12 m2 , dải một lớp giá thể tơi xốp dầy 30 cm. Giá thể làm vườn ươm được trộn theo tỷ lệ 1/4 đất + 1/4 phân chuồng + 1/4 cát sạch + 1/4 trấu hun.
+ Xử lý hạt giống trước khi đem gieo: Phơi trong nắng nhẹ khoảng 2h, rửa sạch, ngâm trong nước ấm khoảng 45-50 độ C trong vòng 12-14 giờ, vớt ra, rửa sạch và đem ủ hạt trong cát ẩm (đã được làm sạch và khử trùng), để trong điều kiện 24-25 độ C đến khi nhú nhầm rễ dài 0,5-1 mm thì đem đi reo.
- Ươm giống trong bầu nilon: chọn giá thể, xử lý và ngâm ủ tương tự như với gieo trực tiếp vào đất.
- Kỹ thuật chăm sóc cây giống:
Tưới nước: sử dụng nước sạch tưới cho cây giống. Thường xuyên giữ ẩm cho cây. Nên nhổ cây xuất vườn vào sáng sớm hoặc chiều mát, cần nhổ cây nhẹ nhàng tránh dập nát.
* Làm đất:
Trước khi trồng, phải cày sâu 20 - 25cm, cày hai lần cách nhau khoảng 10 ngày. Tuỳ theo chất đất.
* Trồng cây :
- Trồng hàng đơn: hàng cách hàng l,2m; cây cách cây: 60-70 cm.
- Ở giữa mặt luống đất trồng đã chuẩn bị sẵn, tiến hành cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng 50cm x sâu 25cm, rồi đào trộn đều đất với phân hữu cơ bón lót trong hố.
* Phân bón và chất phụ gia: sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia trong danh mục phân bón được phép sản suất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam; ưu tiên lựa chọn các loại phân hữu cơ đã qua xử lý, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh.
* Tưới nước cho măng tây: Có thể sử dụng các nguồn nước mặt tự nhiên hoặc nguồn nước ngầm để tưới cho măng tây nhưng nước tưới phải đảm bảo các tiêu chí dư lượng kim loại nặng và hàm lượng vi sinh vật ở ngưỡng cho phép tại quy chuẩn QCVN 08-MT:2016/BTNMT.
* Làm cỏ cho măng tây: Chủ động làm sạch cỏ dại trên đất trồng măng trước khi đưa cây ra trồng. Kết hợp vun xới, làm cỏ với mỗi chu kỳ bón phân.
* Làm giàn đỡ cây: Tiến hành làm ngay sau khi cây đã được trồng ra ruộng sản xuất
* Cắt tỉa cành nhánh: thường xuyên tỉa bỏ những cây ốm yếu, bị sâu bệnh chậm phát triển, cây đổ ngã, cây nhỏ, cây già để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, chỉ để lại 4-6 cây mẹ to khỏe/1 bụi.
* Phòng trừ sâu bệnh hại: Cần áp dụng tối đa các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM: Quản lý cây trồng tổng hợp nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như: sử dụng giống có khả năng kháng tốt với nhiều loại sâu, bệnh hại; trước khi trồng cần làm đất sớm, vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại... để diệt trừ các mầm mống sâu, bệnh hại trong đất; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại sớm.
* Thu hoạch:
Thời gian thu hoạch: thu hoạch lứa đầu sau trồng khoảng 4-5 tháng. Hàng ngày thu măng vào buổi sáng trước 8h sáng (mùa đông) và trước 7 giờ sáng (mùa hè).
* Sơ chế: măng sau khi thu về cần rửa sạch đất cát nhưng không được để ướt đầu măng, xếp ngọn bằng nhau, cắt gốc theo tiêu chuẩn phân loại:
- Loại 1: dài 19 - 23cm, đường kính thân ≥ 8mm
- Loại 2: dài 19 - 23cm, 8mm ≥ đường kính thân ≥ 5 mm.